Barrier tự động và cửa tự động bệnh viện nhìn chung đề là các loại cửa tự động khá quen thuộc. Chúng là 2 sản phẩm có vị trí và công năng sử dụng khác nhau vì vậy có rất nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, bài viết này sẽ giới thiệu điểm khác biệt thú vị mà không phải ai cũng biết về những loại cửa này. Hãy cùng chú ý theo dõi.
Đố bạn: Barrier tự động và cửa tự động bệnh viện được điều khiển như thế nào?
Hiện cửa tự động nói chung, các loại barrier tự động cửa tự động bệnh viện đều được điều khiển qua tín hiệu từ bộ cảm biến với những loại chính sau:
Cảm biến radar là phát ra sóng radar phát hiện sự dịch chuyển của vật thể, vì thế tốc độ phản ứng nhanh. Cửa dùng loại cảm biến này lắp cho những nơi có người ra vào với tốc độ thường. Ngoài ra, nếu có người đứng gần cửa nhưng không có ý định ra vào, cửa sẽ không tự ý mở vì radar chỉ phát hiện được chuyển động và chỉ báo mở cửa khi có chuyển động.
Cảm biến hồng ngoại phản ứng với sự tồn tại của các vật thể bất kể chúng di chuyển hay không, miễn là đối tượng trong phạm vi quét cảm biến hồng ngoại đều xuất hiện tín hiệu hồng ngoại. Chừng nào còn phát hiện tín hiệu hồng ngoại, cửa sẽ còn tiếp tục mở.
Nhược điểm của cảm biến hồng ngoại là phản ứng chậm, vì vậy cửa loại này phù hợp với những nơi cho cần thời gian để kiểm tra danh tính trước khi qua cửa. Ngoài ra, nếu cửa phát tín hiệu mở quá lâu, bộ điều khiển sẽ nghĩ rằng hệ thống đầu vào tín hiệu bị lỗi. Không những thế, việc duy trì trạng thái mở trong thời gian quá dài có thể làm hư hỏng một số thành phần điện của cửa.
Người ra có thể tích hợp cả 2 công nghệ cảm biến để khắc phục các ưu – nhược điểm trên. Tuy nhiên, cửa tại các bệnh viện có thể sử dụng cách điều khiển khác biệt sau đây.
Cách điều khiển khác biệt của cửa tự động bệnh viện
Cửa ở bệnh viện có thể sử dụng các loại cảm biến nói trên, nhưng chúng còn có chắc đặc biệt hơn để điều khiển việc đóng, mở tự động. Đó là việc sử dụng công tắc để điều khiển việc đóng mở tự động.
Có nhiều loại công tắc khác nhau: Cửa check in bằng cảm ứng, công tắc khuỷu, … Trong đó, công tắc khuỷu cho phép mở cửa bằng cách chạm khuỷu tay vào công tắc để ra lệnh mở cửa, loại công tắc này là lựa chọn rất hợp lý cho những ai đang bận tay và muốn tránh tiếp xúc bàn tay với phần công tắc dùng chung (như bác sĩ, y tá đang bận tay hoặc cần tay vô trùng).
Ngoài ra, cửa tự động bệnh viện tại các phòng mổ, cấp cứu còn có công tắc chân. Công tắc chân có chức năng tương tự như công tắc khuỷu tay. Tuy nhiên, nó có vị trí lắp đặt dưới thấp để bác sĩ, y tá dễ dàng đặt mũi dày lên mở cửa.
Ngoài ra, loại công tắc này còn được chế tạo đặc biệt nhằm đảm bảo khả năng chống nước. Cùng với đó phải, công tắc cũng phải có độ bền cao để vẫn nhạy bén hoạt động sau nhiều lần đóng, mở.
Bài viết trên đây hi vọng đã đem đến cho bạn những hiểu biết mới mẻ về sự hoạt động của barrier tự động và cửa tự động bệnh viện. Mong còn gặp các bạn trong nhiều bài viết hữu ích hơn nữa!